Công nghệ HDR của mỗi hãng đều khác nhau

Lượng video HDR mà bạn có thể xem đang tăng lên một cách nhanh chóng. Cùng với đó, ngày càng nhiều người nhận ra cụm từ “HDR” là đại diện cho một công nghệ mới đầy thú vị. Các nhà sản xuất TV đang chớp lấy cơ hội để đưa HDR TV trở thành xu hướng công nghệ hàng đầu. Mới chỉ vài năm trước, HDR chỉ được tích hợp trong các loại TV đắt tiền. Nhưng bây giờ, nó đang mở rộng với các loại tầm trung, thậm chí là TV rẻ tiền.

Dù có nhiều dòng TV tuyên bố là tương thích với HDR. Nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ được xem nội dung HDR như ý muốn.

Cùng xem hết video sau đây để hiểu lý do tại sao công nghệ HDR của mỗi hãng đều khác nhau bạn nhé.

HDR là gì?

cong-nghe-hdr-cua-moi-hang-deu-khac-nhau-1

HDR là từ viết tắt của “High Dynamic Range” – tạm dịch là dải tương phản động mở rộng. Bên cạnh đó cũng có một khái niệm mà bạn cần biết đó là WCG – còn gọi là gam màu rộng. Khi nhắc đến HDR, chúng ta cũng thường nhắc đến WCG và ngược lại.

Để giải thích một cách ngắn gọn: TV HDR hiển thị nội dung HDR. Chúng cho phép mở rộng độ tương phản và hiển thị nhiều màu sắc hơn so với TV “bình thường”. Nhờ vậy, hình ảnh sẽ trông thực tế hơn, màu sắc phong phú hơn. Giúp đem đến những trải nghiệm trực quan hơn cho người xem.

Điều cần lưu ý là HDR trong TV rất khác so với HDR trong điện thoại hoặc máy ảnh. Về mặt kỹ thuật, HDR tách biệt với độ phân giải 4K, nhưng hầu như tất cả các TV HDR đều là TV 4K.

Công nghệ HDR cũng yêu cầu các TV phải được hỗ trợ hiển thị HDR.

HDR và ‘HDR’

Tivi nào mới có HDR

cong-nghe-hdr-cua-moi-hang-deu-khac-nhau-2

Việc hiển thị nhiều điểm sáng và nhiều màu sắc hơn không phải là điều bất kỳ TV nào cũng có thể làm được. Đó là một sự khác biệt quan trọng giữa HDR và 4K. Tất cả TV có độ phân giải 4K, dù rẻ đến đâu cũng có thể hiển thị đầy đủ chi tiết của các nguồn 4K. Vì tất cả chúng đều có cùng số điểm ảnh vật lý.

Các công nghệ cho phép TV tạo ra hình ảnh có độ tương phản cao hơn và dải màu rộng hơn. Bạn không thể làm cho TV sáng hơn hoặc nhiều màu hơn chỉ với việc thay đổi phần mềm.

Các công nghệ như làm tối cục bộ hoặc OLED rất hữu ích khi muốn tạo điểm sáng cho hình ảnh HDR. Làm tối cục bộ giúp biến các khu vực nhất định của màn hình sáng hơn các phần khác. Điều này rất quan trọng để làm nổi bật các điểm sáng trong nội dung HDR.

Có hai loại làm tối cục bộ cơ bản: Một là chiếu sáng cạnh (edge-lit), trong đó đèn LED được bố trí dọc theo các cạnh của màn hình TV. Hai là chiếu sáng nền (full-array), đèn LED được bố trí phía sau màn hình. Đèn LED nền hầu như luôn hoạt động tốt hơn so với LED cạnh. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp ngoại lệ.

Để tạo ra dải màu rộng trong nội dung WCG, TV cần một số cài đặt đặc biệt. Một số nhà sản xuất sử dụng các chấm lượng tử, như Samsung với dòng TV QLED. Những nhà sản xuất khác như Sony, Vizio và LG, sử dụng các công nghệ đèn nền LED khác nhau.

Các yếu tố cần thiết

Vẫn còn những trở ngại kỹ thuật ngay cả khi TV của bạn đã được làm tối cục bộ. Trong hầu hết trường hợp, bạn cần HDMI 2.0 hoặc 2.1 để nhận được dữ liệu bổ sung, làm cho nội dung HDR hoạt động. Vì vậy, không thể khiến HDR hoạt động được trên các TV đời cũ chỉ với một bản cập nhật firmware đơn giản. Ngay cả khi chúng đã có công nghệ làm tối cục bộ.

Một điều cuối cùng, bạn có cần “nội dung HDR” để TV có thể hiển thị được “hình ảnh HDR”.

Chúng ta hãy nói về trường hợp của OLED. Trong khi tất cả các TV OLED đều có tỷ lệ tương phản lớn hơn LCD, chỉ có các mẫu tương thích HDR mới có khả năng tăng cường độ sáng để chạy HDR. Mặc dù điều này gây thất vọng cho người dùng OLED, nhưng nó giúp người mua dễ dàng hơn trong việc lựa chọn dòng TV cho mình.

Về cơ bản, nếu TV OLED tuyên bố tương thích với HDR, thì nó sẽ thể hiện HDR cực tốt, cùng các dải màu rộng như các chấm lượng tử.

Điều người dùng thực sự cần là gì?

Rất nhiều nhà sản xuất đang lấy công nghệ mới nổi này gán cho sản phẩm của mình. Điều này khiến cho người mua tưởng rằng họ thực sự đã sở hữu công nghệ HDR rồi. Tệ hơn, người dùng sẽ phát hiện chẳng có sự khác biệt gì giữa nội dung HDR và không-HDR. Và họ sẽ cho rằng công nghệ HDR chỉ là một thứ vô dụng và tốn tiền.

Hiện tại, chưa có cách đơn giản nào để xác định xem 1 chiếc TV HDR là “thật” hay “giả”. Chúng ta cũng không thể chỉ dựa vào giá cả để biết được chất lượng của sản phẩm.

TV có công nghệ làm tối cục bộ hoặc OLED có thể hiển thị được hình ảnh HDR (hoặc không HDR) tốt hơn. Bên cạnh đó, công nghệ chấm lượng tử và OLED là một dấu hiện cho biết TV có thể có WCG. Tất nhiên, để có chỉ dẫn tốt nhất, hãy tham khảo các đánh giá tại trang CNET.

Từ khóa: , ,

TƯ VẤN LIÊN QUAN


Đăng bình luận

Hãy trở thành người đầu tiên bình luận!

Theo dõi
avatar

wpDiscuz